Khó khăn của ngành nhựa trong năm 2013 - Tin tức - Công ty Cổ Phần Nhựa Thiên Quốc
Tin mới cập nhật
Bằng khen & chứng nhận
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ & Đặt hàng: salesvplas@vplas.com.vn

Hỗ Trợ & Đặt hàng 0901554367(Ms Nguyệt Anh)

Hỗ Trợ & Đặt hàng 0903608012 (Mr. Sơn)

Khó khăn của ngành nhựa trong năm 2013

Tình hình xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khả quan, tính cạnh tranh ngày càng được nâng cao, là một trong 10 ngành được nhà nước ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, hiện nay ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Trong khi đó, những chi phí đầu vào liên tục tăng, sản phẩm sản xuất ra không thể tăng cao do yếu tố cạnh tranh, khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn mà đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam trên thị trường (ảnh: Petrotime)

Trong những tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành nhựa đạt gần 4 tỷ Đôla Mỹ. Trong đó, nguyên liệu nhựa để phục vụ sản xuất đạt trên 2,7 tỷ Đôla Mỹ, tăng 17,9% về lượng và 20,45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Nhập khẩu sản phẩm và bán thành phẩm đạt gần 1,2 tỷ Đôla Mỹ, tăng 22,3%. Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết: “Ngành nhựa đang gặp nhiều khó khăn, nhưng trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa cũng tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2012. 6 tháng đầu năm thì ngành nhựa tăng trưởng 11,5%, với kim ngạch ước đạt gần 900 triệu đô. Và nhập khẩu về nguyên liệu ngành nhựa trong 6 tháng đầu năm cũng có sự gia tăng, sản lượng 6 tháng đầu năm tăng 19,2% và kim ngạch tăng 20,3%, con số này cho thấy ngành nhựa mặc dù khó khăn nhưng sản lượng vẫn tăng”.

Hiện có hơn 45% doanh nghiệp ngành nhựa có sản phẩm tồn kho, đưa chỉ số tồn kho của các sản phẩm nhựa trong nước đến hết quý 2/2013 giảm khoảng 3,6% so với cùng kỳ, tập trung ở nhóm sản phẩm gia dụng do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong nước đặc biệt là ở khu vực TP.HCM, do dịp nghỉ hè nên các sản phẩm phục vụ cho hoạt động vui chơi có tăng...Bên cạnh đó, để hạn chế hàng tồn kho doanh nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp để kìm giữ giá sản phẩm, rà soát danh mục sản phẩm để loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, và cải tiến thiết kế sản phẩm tốt để tăng lợi thế cạnh tranh...

Về việc vay vốn thì hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn của ngành đã tiếp cận được với nguồn vốn vay và hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất, do không đủ tài sản đảm bảo, hoặc nếu có thì tài sản có tính thanh khoản thấp, giá trị thị trường thấp và khâu chuyển nhượng, báo cáo tài chính không được kiểm toán, số liệu tài chính không đủ minh bạch, lành mạnh, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay không đầy đủ. Phần lớn các doanh nghiệp nhóm này không được nhận bảo lãnh từ quỹ bảo lãnh tín dụng.

Việc tăng giá điện, xăng lại đặt gánh nặng trên vai doanh nghiệp ngành nhựa do chi phí điện chiếm 10-15% tổng chi phí sản xuất hiện nay. Việc tăng giá điện đã tác động trực tiếp lên doanh nghiệp nhưng cách giải quyết lúc này của doanh nghiệp là cố gắng gồng mình kìm giữ giá sản phẩm, tiếp tục siết chặt trong tất cả các hoạt động để làm sao tiết chế được chi phí.

Một trong những giải pháp tiết kiệm chi phí là tận dụng các phương pháp cải tiến sản xuất, hạn chế chế phẩm nên nhu cầu lao động có tay nghề cao vốn đã là nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp nay còn trở nên bức thiết hơn. Đại diện cho các doanh nghiệp nhựa, ông Hồ Đức Lam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông nói: “Khi giảm chi phí tài chính thì phải quản lý dòng tiền cho thật tốt, hiện nay chúng tôi phải kiểm soát lượng hàng tồn kho để làm sao lượng hàng tồn kho là tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo sản xuất và an toàn cho sản xuất. Trong thời điểm hiện nay chúng tôi phải cạnh tranh bằng công nghệ, có nghĩa là phải tạo ra những công nghệ thiết bị để làm sao cho năng suất lao động cao, tỷ lệ phế liệu như là phi hao thấp thông qua việc sử dụng lao động có tay nghề, nhưng lao động tay nghề đó là lao động “tinh” chứ không phải sử dụng nhiều lao động, cho nên từ cơ sở đó để giảm những chi phí mà có thể xảy ra trong quá trình sản xuất do yếu tố con người”.

Do nguồn lao động phổ thông của ngành thường có sự dịch chuyển nhưng do tình hình sản xuất kinh doanh chung vẫn mang tính chất cầm cự nên hiện nay nhu cầu lao động của ngành không có biến động nhiều. Lương người lao động hiện có sự suy giảm - thậm chí có tình trạng chậm trả lương trong khi tình hình các chi phí cơ bản khác trong đời sống như điện, nước... vẫn tăng làm đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do các công ty thực phẩm đối tác trong nước suy giảm nên đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì thực phẩm - thủy hải sản giảm dần, đưa đến tình trạng sản xuất cầm chừng hoặc tạm dừng sản xuất trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, ngành nhựa đang đối mặt trực tiếp trước nguy cơ phá sản doanh nghiệp hàng loạt trên diện rộng vì chính phủ dự kiến tăng thuế nhựa Polypropylen (PP) từ 0 đến 3% vì nguyên liệu PP là 1 trong 3 nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của ngành.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, việc mua sắm tiêu dùng của người dân giảm hơn trước và doanh nghiệp cũng đang vất vả kìm giữ giá trước việc tăng giá điện - xăng, nay thêm gánh nặng tăng thuế sẽ khiến doanh nghiệp không đủ sức duy trì tình trạng sản xuất cầm chừng mà chắc chắn sẽ đưa đến sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất của loại thuế này sẽ là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gia dụng ở phân khúc giá rẻ - đây là phân khúc mà doanh nghiệp nhựa đang chiếm lĩnh thị trường tốt nhất.

Vì vậy, việc tăng thuế về khía cạnh nào đó đã vô tình tăng thêm sức mạnh cho hàng ngoại trong việc chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam và đẩy hơn 100 ngàn người lao động trên bờ vực thất nghiệp, do sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp sử dụng PP là nguyên liệu chính sản xuất.

Trích dẫn: http://www.voh.com.vn

 

 

 

Các bài viết khác

Copyright © 2013

Công Ty Cổ Phần Visual Plastic – Visual Plastic Joint Stock Company
Địa chỉ: Lô số 07, Đường 19A, KCN Biên Hòa II, P. An Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84-0251) 3992 284 - Fax: (84-0251) 3992 287
Hotline:  0933.500.063 - 0903.608.012 (Mr. Sơn), 0901.554.367 (Ms Nguyệt Anh)

 

văn phòng cho thuê Vinhomes Phạm Hùng, chung cư vinhomes trần duy hưng, Vinhomes D' Capitale, vinhomes trần duy hưng, vinhomes mễ trì