Hội nhập thành công xoá nỗi đau tụt hậu - Tin tức - Công ty Cổ Phần Nhựa Thiên Quốc
Tin mới cập nhật
Bằng khen & chứng nhận
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ & Đặt hàng: salesvplas@vplas.com.vn

Hỗ Trợ & Đặt hàng 0901554367(Ms Nguyệt Anh)

Hỗ Trợ & Đặt hàng 0903608012 (Mr. Sơn)

Hội nhập thành công xoá nỗi đau tụt hậu

Nhiều Hiệp định thương mại nhưng 3 khâu độtphá làm không tốt, Việt Nam sẽ khó thu hẹp khoảng chênh với các nước,Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chia sẻ với Góc nhìn thẳng.

 

 

Xem thêm các đối thoại khác trên chuyên mục Góc nhìn thẳng
 

Năm 2015 được coi là năm thành công về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chúng ta đã kết thúc đàm phán 4 hiệp định thương mại tự do, cùng với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015, một không gian kinh tế mới đã mở ra cho Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội bao giờ cũng kèm theo thách thức và có những rủi ro.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng đã trao đổi với chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet xung quanh câu chuyện này.

Mời bạn đọc theo dõi nội dung trao đổi tại clip dưới đây:

 
 
 
 

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào tiềm năng, cơ hội mang lại cho nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập sâu rộng, đặc biệt cho lĩnh vực công thương trong năm 2016 này?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Đầu tiên là tái cơ cấu ngành công thương. Chúng ta sẽ phát triển mạnh hơn về chất lượng chứ không phải là về quy mô nữa, đi sâu vào phát triển theo chiều sâu chứ không phải theo chiều rộng.

Trong tái cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp gia công còn tương đối lớn. Nhưng thời gian vừa qua, tình hình này đã thay đổi. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng lên rất là nhiều.

Năm 2015, ngành này chiếm tỷ trọng 87% trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng chúng ta chưa hài lòng với thực tế đó. Bởi vì tuy tỷ trọng như vậy, nhưng vẫn còn thực tế là trình độ công nghiệp, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến hãy còn thấp.

Thứ hai là năng suất lao động vẫn còn chưa đạt yêu cầu, thậm chí thấp hơn một số nước trong khu vực. Chính vì vậy, tái cơ cấu rất là quan trọng.

Thông qua các Hiệp định thương mại tự do, chúng ta sẽ có cơ hội vừa mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, qua đó tăng cường sản xuất, vừa là thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, qua đó du nhập được các công nghệ tiên tiến hơn. Chỉ có điều làm sao chúng ta tận dụng được cơ hội đó.

Chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong lựa chọn những hàng nhâp khẩu mà chúng ta chưa có, chưa sản xuất được, hoặc lâu nay chúng ta có sản xuất nhưng chưa đủ. Đặc biệt, chúng ta có cơ hội để nhập khẩu những công nghệ thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của Việt Nam, góp phần vào tái cơ cấu của lĩnh vực thương mại, công nghiệp.

Về hội nhập kinh tế quốc tế thì rõ rồi, vị trí, vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều. Chúng ta bây giờ phát biểu, chúng ta bây giờ đi các diễn đàn ở khu vực và thế giới, tiếng nói của chúng ta luôn luôn được các đối tác đánh giá rất cao, rất coi trọng. Thậm chí, nếu không có ý kiến của Việt Nam, không có sự tham gia của Việt Nam, thì nhiều diễn đàn, nhiều cuộc hội thảo, kể cả các hiệp định thương mại tự do chắc chắn sẽ hạn chế trong cái thành công.

Nhà báo Phạm HuyềnNhững thông tin năm 2015 vừa qua, như Bộ trưởng cũng đã biết, có những thông tin nói rằng chúng ta tụt hậu so với Thái Lan, so với rất nhiều nước trong khu vực ASEAN. Theo Bộ trưởng, chúng ta cần làm gì để vượt qua những thách thức về khoảng cách, trình độ phát triển như vậy, để tiến tới một mục đích là đạt được kết quả tốt nhất trong hội nhập?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tôi thì muốn nói rằng như thế này, việc hội nhập kinh tế quốc tế như vậy là một yếu tố rất quan trọng, góp phần làm cho kinh tế Việt Nam phát triển, làm cho các mục tiêu của chúng ta khả thi hơn trong phát triển kinh tế, trong đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bản thân chúng ta, nội lực của chúng ta, đó là điều quan trọng nhất. Như vậy, muốn thu hẹp về khoảng chênh trong phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực thì chúng ta phải thực hiện tốt 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã nêu, về thể chế, về cơ sở hạ tầng, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Muốn làm gì thì làm, kể cả có nhiều Hiệp định thương mại tự do, nhưng 3 khâu đột phá này chúng ta làm không tốt thì chắc chắn là chúng ta sẽ khó thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sẽ khó thu hẹp khoảng chênh về trình độ phát triển giữa Việt Nam và các nước.

Nhà báo Phạm HuyềnNăm 2016, năm bắt đầu của giai đoạn 5 năm tới, ông dự kiến sẽ có những cơ chế, chính sách như thế nào để tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa thời cơ hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Tôi hình dung rất đơn giản như thế này thôi. Với tư cách là một cơ quan quản lý Nhà nước được Đảng, Nhà nước giao cho nhiệm vụ tham mưu trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chúng tôi sẽ tham mưu cho Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số Luật hết sức quan trọng. Căn cứ vào những cam kết trong hội nhập thông qua các hiệp định thương mại tự do, nhất là TPP, sẽ trình với Chính phủ, báo cáo Quốc hội sửa đổi bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật cho tương thích với những cam kết của chúng ta đã đạt được với các nước.

Thứ hai, về cải cách hành chính, những cái gì hiện nay đang còn là cản trở hoạt động của tổ chức và công dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải được loại bỏ. Còn nếu phải bắt buộc ban hành những thủ tục mới theo các văn bản quy phạm pháp luật quy định thì những thủ tục đó phải thật đơn giản, thật thuận lợi cho người dân, cho doanh nghiệp tiếp cận. Làm thế nào trong khoảng thời gian ngắn thôi, phải hoàn thành kế hoạch Chính phủ giao về cải cách thủ tục hành chính nói chung.

Cuối cùng, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là cấp độ 3, đặc biệt là cấp độ 4. Nếu chúng ta thực hiện cấp các loại giấy tờ, kể cả giấy phép, thông qua mạng, vừa tiết kiệm về thời gian, vừa tiết kiệm về tiền bạc cho tổ chức và công dân, đồng thời, góp phần ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, nếu anh giao dịch trực tiếp. Đây là một xu thế không thể đảo ngược. Chúng ta phải thực hiện.

Năm 2015, Việt Nam đã lập kỷ lục về số lượng các hiệp định thương mại tự do được đàm phán, kết nối với 55 quốc gia, trong đó có 7 nước G7, 17 nước G20 chiếm 65% GDP toàn cầu.

Chúng ta khai thông 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và EU, mở lại thị trường truyền thống Nga và các nước SNG, kết nối chặt chẽ hơn với thị trường Hàn Quốc năng động. Cùng Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập, hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được miễn thuế.

Hiệp định FTA Việt Nam- Hàn Quốc ký kết 5/5/2015, có hiệu lực từ 20/12/2015, tăng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD năm 2020.

FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á- Âu: ký kết 29/05/2015 với GDP lên tới 4.000 tỷ USD

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Kết thúc đàm phán 05/10/2015, thị trường có 800 triệu dân, chiếm 35% GDP toàn cầu và 25% thương mại toàn cầu.

FTA Việt Nam- EU: Kết thúc đàm phán 2/12/2015. Thị trường 500 triệu người, chiếm 24% GDP toàn cầu.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): thành lập 31/12/2015: Thị trường hơn 600 triệu dân, chiếm 3,3% GDP toàn cầu và 7,2% thương mại toàn cầu.

Nguồn:vnexpress.net

Các bài viết khác

Copyright © 2013

Công Ty Cổ Phần Visual Plastic – Visual Plastic Joint Stock Company
Địa chỉ: Lô số 07, Đường 19A, KCN Biên Hòa II, P. An Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84-0251) 3992 284 - Fax: (84-0251) 3992 287
Hotline:  0933.500.063 - 0903.608.012 (Mr. Sơn), 0901.554.367 (Ms Nguyệt Anh)

 

văn phòng cho thuê Vinhomes Phạm Hùng, chung cư vinhomes trần duy hưng, Vinhomes D' Capitale, vinhomes trần duy hưng, vinhomes mễ trì