Nhìn chung những lọai nhựa PP, PE, PS là những loại nhựa không có tính độc thường được dùng để sản xuất các đồ đựng thực phẩm cố định như khay, hộp, đĩa. Nhựa PVC có tính độc nên không được dùng để sản xuất túi hay hộp đựng thực phẩm được.
Muốn nhận biết nhựa có tính độc hay không, hãy dùng kéo cắt một miếng túi đựng thực phẩm cho vào lửa và quan sát:
• Nhựa không có tính độc thì rất dễ cháy. Sau khi đã kéo ra khỏi lửa vẫn còn tiếp tục cháy và có chảy chất nước lỏng, không bốc khói.
• Ngược lại nhựa có tính độc thì khó cháy, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm. Khi cháy bốc khói và có mùi khét lạ.
Ngoài ra:
• Trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn hơn, thả vào nước dễ chìm xuống, còn lọai không độc thì nhẹ và dễ nỗi trong nước.
• Nhựa có độc sờ vào thấy mềm mại hơn, trên bề mặt có gợn những hạt nhỏ li ti như hạt cát nhỏ. Nhựa không độc sờ vào trơn mượt như kiểu sáp ong (Theo Bách khoa gia đình)
Xem xét vấn đề độc hại của chất dẻo khi sử dụng có thể nói rằng, tất cả những chất dẻo dùng làm bao bì chứa thực phẩm lỏng đều an toàn vì các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định pháp lý về chất lượng bao bì nhựa.
Nhận biết nhựa tốt bằng cách… đốt
Với những kiến thức trên, bạn có thể nhận biết được những sản phẩm nhựa dùng hàng ngày đi từ gốc nhựa nào. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, có thể làm một thí nghiệm đơn giản là đốt. Nhựa PE, HDPE, PP đều thuộc một họ có cấu tạo hoá học gần như nhau, nếu có khối lượng phân tử thấp thì tương tự như parafin (sáp). Do vậy, nếu châm bật lửa đốt, không có mùi khét thì đấy là PE, HDPE hay PP. Nhựa PET, ABS cháy với ngọn lửa có khói đen và có mùi khét. Còn nhựa PVC không cháy thành ngọn lửa.
Độc hại nếu không dùng đúng cách
Xem xét vấn đề độc hại của chất dẻo khi sử dụng có thể nói rằng, tất cả những chất dẻo dùng làm bao bì chứa thực phẩm lỏng với các thương hiệu nổi tiếng trong nước hay nước ngoài thì đều an toàn vì các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định pháp lý về chất lượng bao bì nhựa.
Vấn đề đáng lo ngại nhất là sử dụng tùy tiện những bao bì cũ. Thật không an toàn khi dùng những thùng nhựa đã đựng sơn nước để muối dưa, cà.Một số hoá chất độc hại có trong sơn đã thấm vào nhựa sẽ khuếch tán ra môi trường nước – axit của dưa, cà và có tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nói chung, tuyệt đối không dùng các thùng nhựa đã đựng hoá chất để đựng nước ăn hay các loại thực phẩm lỏng. Cần lưu ý, khi cần đựng dầu ăn, nước mắm, dầu thực vật, rượu thuốc, nên dùng chai PET (mới hay đã đựng nước tinh khiết) vì loại chai này có độ an toàn cao về vệ sinh thực phẩm.
Đồ gia dụng nào, nhựa ấy
Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam, Viện Hoá học – Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam và trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme - trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã thành công trong việc tìm ra được tổ hợp vật liệu PE có khả năng phân rã đến kích thước milimet trong môi trường tự nhiên với thời gian khoảng 3 – 6 tháng và đang tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xem xét việc hỗ trợ cho một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất loại túi PE tự phân hủy loại này cung cấp cho thị trường trong nước và có thể xuất khẩu.
Các nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu tung ra thị trường các loại bao bì từ polylactic axit có khả năng phân hủy hoàn toàn đến nước và CO2. Do giá thành còn cao nên đó là loại vật liệu trong tương lai.
Trong sinh hoạt hàng ngày, loại nhựa thường gặp nhất là PE (polyethylene). Đi vào một số cửa hàng bán tạp hoá hay đồ nhựa, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều loại túi hình chữ nhật trong suốt không màu hay túi đựng có nhiều màu khác nhau mà theo thói quen không biết từ khi nào gọi nhầm là túi nilon (nilon là một loại polyamid có cấu tạo hoá học và tính chất hoàn toàn khác).
Những chai đựng sữa, nước ngọt và một số thực phẩm lỏng khác thường làm bằng nhựa PE tỷ trọng cao, được gọi tắt là HDPE (high density polyethylene) hay PVC (polyvinyl chloride) loại chuyên dùng cho thực phẩm. Có thể nói ở tất cả các chợ lớn, nhỏ, siêu thị hay chợ ven đường… hàng hoá giao cho khách hàng đều đựng túi PE. Tuy nhiên, việc sản xuất ra HDPE cũng sử dụng tới các hoá chất độc hại như hexane và benzne.
Một loại nhựa khác gần với PE là PP (polypropylene). Do PP có tính chất cơ học cao hơn PE nên được kéo sợi và dệt thành các loại bao bì đựng gạo, đường, ngô, đậu nành, lạc… Tùy theo yêu cầu, phía trong bao gì còn một lớp màng chống ẩm. Sợi PP còn dệt thành bạt để che mưa, nắng rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Các loại xô, chậu, rổ rá cũng thường làm bằng nhựa PP được xem là loại plastic tốt nhất.
Chai đựng nước tinh khiết có dung tích 0,3; 0,5 và 1,0 lít thường thấy trên bàn tiếp khách của cơ quan, bàn ăn của nhà hàng, gia đình, mang theo đi công tác hay du lịch, chủ yếu làm bằng nhựa PET (polyethyleneterephtalat). Loại nhựa này có độ bền cơ học tốt nên bầu như không bị nứt, vỡ khi vận chuyển.
Những loại chai lớn hơn có dung tích 5 lít, 20 lít cũng làm bằng loại nhựa này. Một lượng lớn chai PET có dung tích khác nhau còn được sử dụng để để đựng dầu thực vật (đậu nành, mè, lạc…)… Tuy nhiên, những loại nhựa này có thể rò rỉ vào trong nước kim loại an-ti-môn và ô-xít chì rất độc hại nhất là khi đựng nước nóng hay để trong môi trường có nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng lại những chai nhựa làm bằng PET vì khó làm sạch và có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Những hộp bảo quản thức ăn hình khối chữ nhật (storage box) gia công trong nước hay xuất xứ từ Trung Quốc có phần thân không màu, hơi mờ đục còn nắp có các màu nhạt khác nhau thường làm bằng nhựa PE hay HDPE. Một loại hộp đựng hình trụ có nắp hay cốc uống nước thon đáy để xếp thành chồng nhiều chiếc cho gọn khi vận chuyển và sắp xếp trước khi sử dụng cũng làm từ nhựa PE hay HDPE. Trên nắp hộp có đề dòng chữ nổi cho biết an toàn khi cho vào lò vi sóng (This is microwave oven safe).
Bình đun nước siêu tốc, vỏ quạt máy, vỏ máy hút bụi và ống kèm theo phần lớn làm bằng nhựa ABS (acrylonitil butadien – styren). Loại chất dẻo này chịu được nước sôi không bị biến dạng, có tính chất cơ học tốt, đặc biệt có độ bền va đập cao. Chính vì vậy khi hút bụi trên sàn nhà có diện tích rộng, có thể lấy chân hất mạnh cho chạy sang vị trí khác và nếu có va vào chân bàn, ghế cũng không sao.
Tất cả những loại chất dẻo nêu trên như PE, HDPT, PVC, PET, ABS đều thuộc họ nhựa nhiệt nghĩa là khi tăng nhiệt độ thì mềm ra rồi chảy nhớt và khi làm nguội lại trở về trạng thái rắn ban đầu. Vì tất cả chúng sử dụng cho mục đích thông thường nên còn gọi là nhựa nhiệt dẻo thông dụng (commodity thermoplastics).
Một loại sản phẩm đã có mặt ở nước ta do Trung Quốc sản xuất là bình pha trà cá nhân hình trụ có nắp vặn chặt và bên trong có bầu lọc để chặn các lá chè khi rót hay uống trực tiếp. Bình này làm bằng nhựa PC (polycacbonat) màu trong suốt, có độ bền cơ học rất cao và chịu nhiệt tốt hơn nhựa PET nên có thể đổ nước sôi trực tiếp khi pha trà mà không làm bình biến dạng. Do có độ bền cơ học và chịu nhiệt cao nên nhựa PC được xếp vào loại nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật (engineering thermoplastics). Nylon cũng thuộc loại nhựa này. PC chứa nhiều chất độc chloride, gây rò rỉ dioxin, loại chất cực độc gây ung thư.
Nhiều loại bát, đĩa có các hoạ tiết rất đẹp mắt trên nền trắng đục và cầm trên tay có cảm giác không phải là nhựa nhưng thực ra những sản phẩm này làm từ tổ hợp nhựa melamin-fomandehyt có thêm chất độn và phụ gia, thường gọi tắt là nhựa melamin. Đây là loại nhựa nhiệt rắn (thermoset plastics), nghĩa là khi gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định bị rắn lại và có nâng nhiệt độ lên nữa cũng không nóng chảy.
Nguồn: Website Hiệp Hội Nhựa Việt Nam.